Thư Mục Vụ Đầu Năm 2023

Thư Mc V Đu Năm 2023

Hãy M Lòng Vi Nhau, Đ Cùng Đng Hành

 

Giám mục Giáo phận Niigata
Phaolô Narui Daisuke

 

 Xin chúc mừng anh chị em niềm vui Chúa Giáng Sinh và một năm mới an lành.

 Thưa anh chị em, khi nhìn lại một năm qua những điều chúng ta thấy được là gì? Năm mới vừa đến thì cùng lúc đợt sóng thứ sáu Covid-19 lại ập tới.Ngày 24 tháng 2 Nga tấn công Ukraine, đến nay muôn ngàn người vẫn đang gặp khó khăn và thiệt mạng. Nhiều nước đã cấp bách tăng cường quân sự. Vật giá thị trường tăng cao đột ngột toàn cầu, sinh mạng con người vẫn đang bị đe dạo tại nhiều nơi. Nhân dịp đầu năm, mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới, chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho một xã hội mà tất cả mọi người được tôn trọng thành hiện thực, và qua lời thỉnh cầu của Mẹ Maria cho chính mỗi người chúng ta có thể thực hiện điều tốt đẹp đó.

 Mặt khác, khi Covid-19 tiếp diễn trong năm 2022, cũng là lúc khiến cả Giáo hội lẫn xã hội  phải cẩn trọng để mở lại mọi hoạt động. Tại Gp. Niigata tháng 5 thánh lễ Truyền Chức của Tân linh mục Oka Shuta đã được cử hành, tháng 6 cuộc Hội Tụ Linh Mục giáo phận đã được tổ chức tại Sagae, tháng 7 Thư hồi âm Synod của Gp. Niigata đã được công bố, tháng 8 Trại hè giới trẻ Việt Nam Gp. Niigata đã được tổ chức tại Mitsuke, và tháng 10 Thư yêu cầu chia sẽ về việc Xác Định Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo đã được gởi đi. Trong cùng tháng 10, Đại Hội Giáo Dân Toàn Giáo Phận được cử hành, tháng 11 bắt đầu dùng Phụng Vụ Nghi Thức Thánh Lễ mới, và tháng 12 cuộc Gặp Mặt Giới Trẻ Gp đã được tổ chức thành công. Tức, chúng ta cần tiếp tục giữ phong cách hiện trạng cẩn trọng và uyển chuyển để thực hiện các hoạt động, chứ không chỉ trông đợi cho đến khi “hết Covid-19”.

 

 Hành trình ca Synod

 Từ tháng 10 năm 2021, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới (Synod) kỳ thứ 16 được khai mạc, đến nay các buổi thảo luận cấp giáo hội địa phương đã kết thúc, và đang trên tiến trình hội thảo với các Đại lục. Tuy trong giữa đại dịch, nhưng các cộng đoàn trong Giáo phận đã thảo luận, và cùng hoàn thành Bản hồi âm của Giáo phận. Xin chân thành cám ơn các cộng đoàn trong Giáo phận đã cố gắn thực hiện buổi trao đổi ý kiến. Bản hồi âm đang được đăng trên trang mạng của Giáo phận, xin mời hãy vào tìm đọc.

 Phần trả lời của anh chị em từ 10 câu hỏi, cho thấy rõ những niềm vui và hy vọng, những vấn đề nan giải và đang phải đối mặt để có thể cùng nhau đồng hành. Đặt biệt là câu hỏi đầu tiên số 1 “chúng ta (giáo hội) không ai lại không nhận ra rằng phải cùng đồng hành với những ai? Nhưng, rất ít người có thể cảm nhận đang được cùng đồng hành. Những ai không đến nhà thờ được vì bệnh tật hay già yếu, những ai lỡ xa nhà thờ vì lý do nào đó, những ai đang mang tổn thương trong tâm hồn, những ai đang cùng cực với cuộc sống, và những giáo dân nước ngoài đang sống tại Nhật. Chúng ta cảm nhận phải cùng đồng hành với họ nhưng thực tế lại chưa làm được.” Rất nhiều cộng đoàn có chung câu trả lời và đối mặt cùng một vấn đề. Có nhiều điều chúng ta phải cùng nhau vượt qua, cho dù đó chính là những khó khăn mà chúng ta cảm nhận được, nhưng hãy tiếp tục đối thoại, nhờ đó với tư cách là Giáo hội hiệp hành chúng ta có thể tiếp tục sánh bước cùng nhau trên cùng một hành trình. Theo dự định trong năm nay, Gp. Niigata sẽ đưa ra Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo. Vì vậy hiện nay các cộng đoàn đang cùng thảo luận về vấn để này, là một Giáo hội hiệp hành chắc chắn chúng ta sẽ cùng thực hiện được những Phương châm sẽ được đặt ra.

 

 Giáo hội hiệp hành

 Anh chị em có sự liên tưởng như thế nào khi nghe thấy Giáo hội hiệp hành? Cha thì nhớ đến dụ ngôn “con chiên thất lạc” trong chương 15 tin mừng của thánh Luca. Đó là dụ ngôn về một người có 100 con chiên nhưng lại bị thất lạc 1 con, anh ta để 99 con chiên lại ngoài đồng hoang mà vội đi tìm 1 con chiên thất lạc, và thật sự mừng rỡ khi tìm thấy nó. Lúc nhỏ, khi Cha đọc dụ ngôn này có cảm nhận “coi trọng 1 con chiên bị thất lạc là điều tốt, nhưng trong thực tế thật vô lý khi để lại 99 con chiên để chỉ đi tìm 1 con chiên thất lạc”. Nhưng 10 năm về trước, trong một lần Cha có cơ hội viếng thăm đất nước Mông Cổ, suy nghĩ của Cha đã hoàn toàn thay đổi. Ở Mông Cổ hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình đang sống du mục dựng lều trên đại thảo nguyên, từ cửa kính xe hơi Cha ngắm ra xa thấy một cậu bé đang cưỡi trên lưng ngựa lùa đàn cừu đến nơi uống nước. Lúc đó, người bản địa mới chỉ cho Cha biết “lâu lâu sẽ có những con cừu hay bị mắc kẹt trong rãnh nước, nhưng thường thì đó lại là những con giống nhau”. Thoạt đầu Cha chỉ nghĩ “Oh, ngộ quá ha!”, nhưng nghĩ đi ngẫm lại Cha lại nhận thấy hai điểm này.

 Thứ nhất, nếu có con cừu thường dễ bị kẹt vào rãnh nước, thì chắc cũng có con thích nhảy nhót, thích chậm rãi, có lòng hiếu kỳ, hay rất nhút nhát, 100 con cừu thì chắc hẳn cũng có 100 tính cách khác nhau. Khi chúng ta đọc dụ ngôn con chiên thất lạc, đâu đó có thiện kiến rằng 99 con chiên là tốt nhưng 1 con thất lạc lại là xấu, nhưng thật chất vấn đề không phải là tốt xấu, mỗi con đều có cá tính riêng biệt của nó, và chúng cùng ở chung một đàn.

 Điểm thứ hai là, người chăn cừu luôn hiểu rõ tính cách của từng con cừu của mình. Con cừu này lúc nào cũng bị kẹt cùng một rãnh nước. Con cừu này chân nó yếu nên leo núi rất chậm. Con cừu này rất nhút nhát nên hễ gặp người lạ là tháo chạy mất. Người chăn cừu hiểu rõ từng con một, và chăm sóc chúng theo từng cá tính, những con cừu cũng tin tưởng vào chính người chăn.

 Giáo hội hiệp hành cũng giống như vậy. Mỗi người chúng ta đều khác nhau về tính cách và hoàn cảnh cuộc sống. Tâm trạng cũng có ngày vui, ngày buồn. Có người có thể đến được nhà thờ, nhưng cũng có người không thể. Điều đó không có nghĩ là tốt hay xấu gì cả. Chủ chiên Giêsu hiểu rõ từng người chúng ta, luôn dưỡng nuôi và dẫn dắt từng người. Ngài sẽ tìm kiếm khi ai đó lạc lối. Luôn đợi chờ ai đó đang tâm trạng không tốt cho đến lúc họ qua về với Ngài. Quả thật, Ngài đang đồng hành với chúng ta.

 Điều mà Cộng đoàn công giáo chúng ta đang tìm kiếm, không phải là loại bỏ đi sự khác biệt, hay là phải cố gắn giải quyết bằng được những vấn đề nan giải, nhưng hãy thấu hiểu và đón nhận lẫn nhau sự khác biệt cũng như sự yếu đuối, trông cậy vào Chúa Kitô đang ở cùng chúng ta và đây chúng ta có thể cùng nhau bước chung một hành trình.

 

 Ở giữa xã hội đang thay đổi

 Gần đây, Cha có dịp đối thoại với một Trú trì tại nhà Chùa, Ngài có kể như sau: “Phật giáo nhờ Chế Độ Nhà Đàn để giữ mối liên kết với các tín đồ Phật giáo, nhưng hiện nay các gia đình sống tách biệt, ít ai muốn quay về nhà tổ tiên. Đồng nghĩa với việc viếng thăm mộ cũng không có, và rồi mối quan hệ với nhà Chùa cũng trở nên mờ nhạt dần. Phong cách sống của mọi người đã có nhiều thay đổi, nên với Chế độ củ từ trước đến nay thì nhà Chùa cũng không thể duy trì nổi. Từ giờ trở đi, phải cố giữ mối quan hệ với từng người dân địa phương, để xây dựng lại cộng đồng.”

 Thật vậy, phong cách sống đã có nhiều biến đổi. Những vấn đề Giáo hội hiệp hành đang phải đối mặt, Cha cảm thấy hầu hết có liên quan đến phong cách sống đang bị biến đổi này. Ví dụ như, câu số 4 của Bản hồi âm Synod của Giáo phận đề cập tới việc “giới trẻ suy giảm và dần xa cách nhà thờ.” Thật tế, so với trước đây số người trẻ giảm nhiều, nhưng có thật họ đang xa cách nhà thờ hay không? Thử nhìn lại Đại Hội Giáo Dân Toàn Giáo Phận, chúng ta có thể thấy giới trẻ trong Giáo phận thật hoạt bát.

 Mới đây, những lần nghe báo cáo Synod từ hải ngoại, có những ý kiến được nêu ra như sau: “Giới trẻ không tham gia vào Synod được. Synod không có chương trình riêng để lắng nghe ý kiến và thảo luận của giới trẻ. Họ phải đi làm vào ngày Chúa Nhật, giới trẻ trong giáo xứ có giao lưu với nhau qua internet, nhưng họ không thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ vào ngày Chúa Nhật như giờ thường lệ của giáo xứ. Và đó cũng không có nghĩa là họ xa lánh nhà thờ. Giới trẻ có thời gian riêng, và cách riêng của họ để họp mặt lại với nhau. Chúng ta hay nói “ở nhà thờ không có giới trẻ” nhưng thật ra “những khi những nơi giới trẻ họp mặt lại không có sự tham gia của nhà thờ.” Thật sự đúng như vậy. Xã hội đã có nhiều thay đổi, phong cách sống của chúng ta cũng biến đổi theo, và Giáo hội cũng đang được đổi mới. Trong hiện trạng này, chúng ta không suy khảo ai là con cừu đang lạc lối, nhưng tôn trọng từng người một, lắng nghe những ai có khó khăn trong sự hiệp hành, và điều quan trọng là chúng ta phải nhìn lại từng cộng đoàn từ quan điểm mới. Vì tất cả chúng ta dù mỗi người có cuộc sống khác nhau nhưng đều là con chiên được chính Chúa Kitô chăn dắt.

 Chúng ta luôn cậy trông vào Chủ chiên Kitô, Người biết rõ mỗi người chúng ta, và đàn chiên đó sẽ trưởng thành trong việc mở lòng cùng hiệp hành với anh chị em mình như thánh ý Chúa Cha trên trời. Chúng ta được nối kết bởi Chúa Kitô và trở nên một thân thể với Người. Hơn nữa, dù là giáo dân, linh mục hay giám mục, người đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật được hay không được, chúng ta đều tin cậy vào ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, để có thể học hỏi và lắng nghe lẫn nhau. Để cùng nhau gánh vác sứ mệnh rao giảng tin mừng, và chia sẽ Tình yêu Thiên Chúa đến muôn dân.

 Mong rằng những buổi chia sẽ thảo luận về Xác Định Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo sẽ trở nên bước tiến quan trọng cho Giáo hội hiệp hành của chúng ta. Xin hãy biết đón nhận lẫn nhau, để có thể cùng sống trong tin mừng. Nguyện xin Hồng ân Thiên Chúa luôn tràn ngập trên anh chị em.

 

Ngày 1 tháng 1 năm 2023

PDF