Ngày 11 Tháng 11 Năm 2021 Nhìn lại những Đề tài ưu tiên của Giáo phận và Synod

Ngày 11 Tháng 11 Năm 2021

Mến gửi toàn thể dân Chúa!

Nhìn lại những Đề tài ưu tiên của Giáo phận và Synod

  Vào ngày 21 tháng 5 vừa qua, Uỷ ban Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican đã công bố rằng Đại hội khoáng thường lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới (THĐGMTG) sẽ được khai mạc từ tháng 10 năm 2021, với chủ đề: “Hướng tới một Giáo hội mang tính Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”.

 Theo trang web chính thức của Uỷ ban Thư ký Thượng Hội đồng, hạn từ “Synod” trong tiếng Hy-lạp mang ý nghĩa “đồng hành cùng nhau”,  và là thuật ngữ nói tới một Công nghị định kì của Thượng Hội đồng Giám mục trên phương diện Giáo hội hoàn vũ; ngõ hầu hết thảy các Giám mục có thể thảo luận trực tiếp với Đức Giáo Hoàng, cũng như cùng vói ngài truy tầm phương cách gìn giữ và phát triển đức tin, luân lý, tôn tạo và củng cố hệ thống Giáo luật. Hơn nữa, đây là thời khắc cùng nhau nghiên cứu thêm về các vấn nạn đang tồn tại trong các hoạt động Giáo hội trên toàn thế giới hiện nay.

 Nét đặc trưng của THĐGMTG lần này chính là “tính hiệp hành”. Các tham dự viên không đơn thuần là những ứng viên làm việc tại Toà thánh, nhưng mỗi người tín hữu, tu sĩ nam nữ, linh mục đều được mời gọi nhìn lại mọi cảm nghiệm trong Giáo phận, xem xét những gì mà chúng ta đã thực thi với niềm Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ trên chặng đường “hiệp hành” này. Vì thế, từ ngày 17 tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, tất cả các Giáo phận trên toàn thế giới sẽ cùng thảo luận, hướng đến chủ đề của THĐGMTG, và mỗi Hội đồng Giám mục thuộc Giáo hội địa phương sẽ tổng hợp và gửi bản báo cáo chung về Uỷ ban Thư ký Thượng Hội đồng.

 Cách riêng Giáo phận Niigata đã khai mạc Hội nghị Mục vụ Truyền giáo vào tháng 4 năm nay, nhằm bàn thảo về phương hướng mục vụ truyền giáo trong Giáo phận như: Nhìn lại các Đề tài ưu tiên của Giáo phận năm 2012 và đề cử nêu ra những chủ đề mới. Tại các Giáo phận thuộc Giáo hội địa phương, THĐGMTG sẽ được diễn ra vào tháng 10 cùng một chương trình và thời gian, để tránh nhầm lẫn chương trình thảo luận về THĐGMTG với Đề tài ưu tiên của Giáo phận.

 Tuy nhiên, điều cần chú trọng tới là không chỉ đơn thuần giải đáp các câu hỏi được đặt ra, nhưng cốt yếu cùng nhau suy tư để làm thế nào phát triển tính hiệp hành của Giáo hội, và cùng nhau bước trên con đường này. Do đó, không phải chỉ là trả lời các câu hỏi rồi xong, mà là xuất phát từ đó với nhau. Chúng ta hãy cùng nhìn lại công cuộc thực thi những Đề tài ưu tiên trong Giáo phận và diễn trình THĐGMTG, để qua đó chung tay tìm ra các phương hướng mới cho việc mục vụ truyền giáo.

 Sau đây là những câu hỏi liên quan đến THĐGMTG và các Đề tài ưu tiên trong Giáo phận. Xin mỗi Giáo xứ và Hội dòng thảo luận với nhau và 22/3/2022 gửi văn bản báo cáo chung về Văn phòng Giáo phận ở địa chỉ email: cancelnig@ne.ncv.jp). Văn bản này cũng sẽ được đăng trên trang web Giáo phận. Nếu vì lý do nào đó mà không thể trình bày ý kiến riêng tại Giáo xứ, thì xin gởi nội dung trực tiếp đến Văn phòng Giáo phận. Tại Giáo phận chúng ta, Lm. Otaki Kokuichi là cha đặc trách cho việc chuẩn bị diễn trình THĐGMTG. Mọi thắc mắc, nghi vấn về THĐGMTG và những Đề tài ưu tiên trong Giáo phận, xin liên lạc trực tiếp với Lm. Otaki Kokuichi, Chánh văn phòng Giáo phận Niigata. 

 

Giám Mục Giáo Phận Niigata
Narui Daisuke

 

Bộ Câu hỏi về THĐGMTG

 

 Theo Tài liệu Chuẩn bị THĐGMTG, Công nghị lần này được giải thích như sau:
“Hành trình này, theo ý hướng “canh tân” Giáo hội được Công đồng Vaticanô II khởi xướng, chính là một ân phúc mà cũng là một nhiệm vụ: bằng cách cùng nhau gieo bước hành trình và cùng nhau suy nghĩ về hành trình đã thực hiện, Giáo hội sẽ có thể học biết, qua kinh nghiệm của mình, đâu là những tiến trình có thể giúp Giáo hội sống hiệp thông, thực hiện sự tham gia và mở ra cho việc thi hành sứ vụ. Quả thực, việc chúng ta “cùng nhau gieo bước hành trình” là điều thể hiện và chứng tỏ rõ nhất bản chất của Hội thánh như là Dân Chúa lữ hành và truyền giáo.”

 Đây là “bộ câu hỏi chính yếu”, ngắn ngọn mà Uỷ ban Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đề ra. Theo đó, dựa trên 10 câu hỏi này để tìm ra lời giải đáp cụ thể hơn. Mặc dù do tình hình đại dịch Covid-19, khó có thể tập chung trên phương diện địa điểm lẫn thời gian, nhưng xin mỗi cộng đoàn hội dòng và giáo xứ thảo luận với nhau về 10 câu hỏi, và gởi bản tóm tắt ý kiến về Văn phòng Giáo phận. Đối với một số cộng đoàn khó khăn trong việc giải đáp một số câu hỏi, thì xin tập trung trả lời những câu hỏi có thể cũng không sao.   

 Trong mỗi phiên họp của Công đồng Vaticanô II đều bắt đầu với lời kinh Adsumus Sancte Spiritus, những chữ đầu tiên trong nguyên bản Latin, “Lạy Chúa Thánh Thần, này chúng con đang trước nhan Ngài”, là lời kinh đã được dùng trong các Công đồng, Công nghị và các Công hội của Giáo Hội suốt hàng trăm năm theo dòng lịch sử, và đã được gán cho thánh Isidore Sevelle (khoảng 560 – 4.4.636). Khi chúng ta dõi theo Tiến trình Hiệp hành, lời kinh này nài xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta để chúng ta có thể là một cộng đoàn và một dân của ân sủng. Đối với hành trình Hiệp hành từ năm 2021 đến 2023, chúng tôi đề nghị lời kinh được đơn giản hóa sau đây, để bất kỳ nhóm nào hay cộng đoàn phụng vụ nào cũng có thể nguyện kinh dễ dàng hơn.

   Lạy Chúa Thánh Thần,
   này chúng con đến trước nhan Chúa,
   khi cùng nhau tụ họp nhân danh Chúa.
   Chỉ có Chúa là Đấng hướng dẫn chúng con,
   xin hãy ngự trị trong tâm hồn chúng con;
   xin dạy chúng con lối đường phải đi
   và cách bước đi trên lối đường đó.

   Chúng con yếu đuối và tội lỗi,
   xin đừng để chúng con gây xáo trộn.
   Đừng để chúng con u mê sa nẻo đường lầm
   cũng đừng để chúng con làm theo thiên kiến.

   Xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa sự hiệp thông giữa chúng con
   để chúng con có thể cùng tiến đến cuộc sống vĩnh cửu
   và không lạc xa khỏi con đường chân lý và ngay thật.

   Chúng con cầu xin Chúa,
   là Đấng hoạt động mọi nơi mọi thời,
   trong sự thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Con,
   mãi mãi đến muôn đời.
   Amen.

 

u hỏi chính để thỉnh ý
 Uỷ ban Thư ký Thượng Hội đồng đặt ra các câu hỏi then chốt sau: Giáo hội hiệp hành, về công cuộc loan báo Tin Mừng, chặng đường “đồng hành cùng nhau”. Hiện nay, nẻo đường “đồng hành cùng nhau” này đang diễn ra như thế nào tại Giáo hội địa phương? Đâu là các bước mà Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta thực hiện để thăng tiến trong việc “đồng hành cùng nhau”?

10 câu hỏi

  1. Những người đồng hành/hiệp hành

Trong Giáo hội và xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau cùng đi trên một con đường.
① Tôi/chúng ta đang tiến bước cùng nhau?
② Tôi/chúng ta phải đồng hành với ai?
③ Khi tiến bước cùng nhau, có ai bị bỏ mặc, bị lãng quên và bị gạt ra bên ngoài?
④ Những ai không thể đồng hành? Vì sao họ không thể đồng hành?
⑤ Tôi/chúng ta muốn ai đó cùng tiến bước chăng? Để đồng hành với nhau, chúng ta cần làm gì?

  1. Chú tâm lắng nghe

Lắng nghe là bước đầu tiên; nhưng để làm được điều này, chúng ta cần có một con tim và tâm trí rộng mở, không vướng bận định kiến.
① Có lúc chúng ta nghe tiếng Chúa nói qua những lời mà chúng ta chưa tỏ tường. Tôi/chúng ta đang chú tâm lắng  nghe ai?
② Tôi/chúng ta lơ đễnh trong việc lắng nghe không? vd: Chẳng muốn nghe nữ giới, giới trẻ, những ai bé mọn, người
 hàng xóm, những người có chính kiến khác biệt, người nghèo khổ, những ai bị bỏ rơi bên lề và bị gạt bỏ, di dân, v.v…
③ Tại sao chúng ta không thể nào chú tâm lắng nghe họ?
④ Làm thế nào để chúng ta có thể để ý lắng nghe họ?
⑤ Tôi/chúng ta cần ai đó lắng nghe tiếng chúng ta?
⑥ Tôi/chúng ta phải làm sao để ai đó lắng nghe tiếng tôi/chúng ta?

  1. Truyền tải những gì bản thân suy nghĩ/suy tư

Hết thảy mọi người đều được mời gọi hãy can đảm, đừng ngần ngại nói lên sự thật, bác ái và tự do.
① Tôi/chúng ta đang diễn tả đời sống đức tin của bản thân ra ngoài cách rõ ràng? Nếu không diễn tả được, thì lí do  là gì?
② Trong Giáo hội/giáo xứ và xã hội, có cơ hội và nơi truyền tải rõ rệt tinh thần trách nhiệm một cách trực diện với lòng gan dạ không? Nếu không, thì vì sao?
③ Chúng ta đang tận dụng tích cực các phương thế/phương tiện hữu ích cho việc loan truyền Tin Mừng chứ? vd: Ấn phẩm in ấn, sách báo, truyền hình, đài phát thanh, tin nhắn, mạng xã hội, v.v…
④ Nói về công cuộc truyền giáo, chúng ta đóng góp ý kiến gì không?

  1. Phụng vụ

“Đồng hành với nhau” chỉ có thể được diễn ra nếu chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, và tham dự Thánh lễ.

① Ơn ích từ Thánh lễ và Phụng vụ khơi gợi nguồn linh hứng trong đời sống đạo của tôi/chúng ta thế nào? Nếu chưa cảm nghiệm được điều đó, thì vì sao?
② Để áp dụng ơn ích đó, chúng ta nghĩ phải làm gì?
③ Chúng ta tham dự/thông phần như thế nào?
④ Tôi/chúng ta cùng nhau cầu nguyện chưa?
⑤ Khi thực hiện thừa tác Đọc sách Thánh và Giúp lễ, thì cảm nghiệm nào gợi hứng trong tâm hồn chúng ta?

 

  1. Trách vụ cùng nhau thực hiện sứ mạng chung (truyền giáo)

“Đồng hành cùng nhau”/Tính hiêp hành để phục vụ, hiến thân cho sứ mạng của Giáo hội (truyền giáo), mà Mẹ Giáo hội vốn mời gọi tất cả mọi người tham dự.
① Mọi Ki-tô hữu đều ý thức về sứ mạng truyền giáo của họ chứ?
② Chúng ta có nỗ lực rao truyền Tin Mừng cho ai chưa? Hoặc chúng ta phải loan truyền Tin Mừng cho những ai?
③ Có khía cạnh nào hoặc trong lĩnh vực nào vốn xem nhẹ sứ mạng truyền giáo chăng?
④ Điều gì ngăn trở/cản trở các tín hữu nỗ lực truyền giáo một cách sống động?
⑤ Phải chăng chúng ta đang phó mặc công cuộc truyền giảng Tin Mừng cho ai đó, hay cùng nhau thực thi sứ mạng loan truyền Tin Mừng? Làm sao để công cuộc truyền giảng Tin Mừng tiến triển cách hữu hiệu?
⑥ Bằng loại hình gì, cách thức nào (vd: thông qua công tác phúc lợi xã hội, hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, giáo dục, cổ vũ công bằng xã hội, bảo vệ nhân quyền, gìn giữ sinh thái môi trường, v.v…) để truyền giảng Tin Mừng, hoặc nỗ lực chuẩn bị rao truyền Tin Mừng?
⑦ Cộng đoàn Giáo xứ hỗ trợ cách nào cho các tín hữu đang phục vụ xã hội trong mọi lĩnh vực?

  1. Đối thoại giữa Giáo hội và xã hội

Đối thoại là một chặng đường cần tinh thần nhẫn nại, bao gồm cả sự thinh lặng và chấp nhận gian truân; nhưng đối thoại cũng hướng tới khả năng trao dồi kinh nghiệm thấu hiểu con người và các dân tộc.
① Chúng ta đang thực hiện đối thoại với những ai có chính kiến khác biệt và có đức tin tôn giáo khác chứ? Chúng ta nỗ lực gắn kết và đối thoại với họ chứ?
② Trong Giáo xứ chúng ta, loại hình và phương diện nào cho công cuộc đối thoại?
③ Làm thế nào chúng ta đẩy mạnh tinh thần cộng tác với các Giáo phận lân cận, các cộng đoàn dòng tu trong vùng, các đoàn thể và phong trào giáo dân, v.v… ?
④ Trong Giáo hội/giáo xứ và xã hội, chúng ta đặc biệt chú ý đến vấn đề gì không?
⑤ Đối với các tín nhân của tôn giáo khác, đặc biệt những ai không theo đạo nào, chúng ta có kinh nghiệm cộng tác và đối thoại với họ ra sao?
⑥ Là Giáo hội/giáo xứ, chúng ta học được gì và đối thoại thế nào với những người làm việc trên
  nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội dân sự, vấn nạn nghèo khổ…?

 

  1. Phong trào Đại kết (Giáo hội hiệp nhất)

Diễn trình đối thoại giữa mọi Ki-tô hữu tuyên xưng đức tin cho dù khác nhau chăng nữa, nhưng nhờ Bí tích Thanh tẩy, chúng ta được liên kết với nhau; nên nó giữ một vị trí đặc biệt trong chặng đường hiệp hành.
① Chúng ta có cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ và đồng hành với những Ki-tô hữu không phải Công giáo chăng?
② Để đồng hành với nhau, chúng ta nghĩ phải làm thế nào?
③ Từ tiến trình đồng hành cùng nhau, chúng ta gặt hái được những hoa quả ra sao?
④ Khi cùng nhau thăng tiến, bước tiếp theo là gì?

 

  1. Quyền hành và Tham gia

Giáo hội mang tính hiệp hành là Giáo hội cùng nhau dấn thân tham gia và cáng đáng trách nhiệm.
① Chúng ta có biết mục tiêu của Giáo phận mình?
② Để đạt mục tiêu đó, chúng ta đang cộng tác cụ thể ra sao? Chúng ta đang cùng nhau sinh hoạt hướng tới mục
  tiêu ấy? Thế các sinh hoạt/hoạt động đó là gì?
③ Trong mỗi buổi họp, không chỉ quyết định người đảm trách thực hiện các sinh hoạt giáo xứ, mà còn cùng nhau
  chia sẻ cách thức thế nào nhằm thực thi sứ mạng truyền giảng Tin Mừng chứ?
④ Tôi có truyền đạt ý kiến của bản thân? Mong muốn mọi người lắng nghe ý kiến của bản thân?
⑤ Đặc biệt đối với nữ giới khi đảm nhận thừa tác phục vụ và trách vụ, họ được tăng triển ra sao?
⑥ Các tổ chức hội đoàn cấp Giáo phận (vd: ban hành giáo của mỗi Giáo xứ, Ban điều hành cộng tác cấp Giáo phận,
  Cuộc họp Linh mục, v.v…) được điều hành như thể cùng nhau ‘đồng hành’ không?
⑦ Để Giáo hội/giáo xứ “cùng nhau đồng hành”, mong muốn người lãnh đạo/dẫn dắt và tham gia như thế nào?
⑧ Ở cấp Giáo phận, bạn đã từng được trải nghiệm/cảm nghiệm “cùng nhau đồng hành” rồi chứ?

  1. Phân định và Quyết định

Theo phương cách hiệp hành, mọi quyết định được thực hiện qua quá trình phân định, mà nó dựa trên sự đồng tâm nhất trí, vốn có được nhờ vào lòng vâng phục Chúa Thánh Thần của cả cộng đoàn.
① Bắt đầu mỗi cuộc họp, chúng ta luôn cầu nguyện, đọc Kinh Thánh, sau đó tiến hành theo Lời Chúa và đưa ra mọi
  sinh hoạt/hoạt động của giáo xứ?
② Chúng ta sinh hoạt giáo xứ với ý thức rằng Chúa luôn hiện diện với ta, và Chúa Thánh Thần hằng hoạt động với
  chúng ta chứ?
③ Chúng ta tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định thế nào dựa trên hàng phẩm trật của Giáo hội (Giáo hoàng,
  Giám mục, Linh mục, nam nữ Tu sĩ, Giáo dân)?
④ Phương pháp quyết định của chúng ta khởi sự từ việc chú tâm lắng nghe toàn thể cộng đoàn Dân Chúa chứ?
⑤ Thăm dò ý kiến và đưa ra quyết định có mối liên hệ ra sao? Mối liên hệ này được thực hiện như thế nào?
⑥ Để đẩy mạnh trách vụ giải trình và minh bạch về những việc hệ trọng, chúng ta áp dụng phương thức và tiến trình
  ra sao?
⑦ Để cùng nhau phân định tâm linh, chúng ta phải làm thế nào?

  1. Trong diễn trình cùng nhau đồng hành”, chúng ta tự đào tạo bản thân

Linh đạo hiệp hành được mệnh danh là nguyên lý giáo dục cho quá trình đào tạo nhân bản và Ki-tô hữu, cho gia đình và tất cả cộng đồng/cộng đoàn.
① Đặt vào bối cảnh truyền giáo, phụng vụ, các vấn đề cũng như những hoạt động Giáo hội/sinh hoạt giáo xứ, chúng
  ta phải làm gì để ý thức và thực hiện diễn trình “cùng nhau đồng hành”?
② Để đẩy mạnh việc dùng quyền hành theo phương cách “cùng nhau đồng hành” và được thúc đẩy nhờ ơn phân
  định, thì quá trình đào luyện phải được tiến hành ra sao?

(10 câu hỏi này được HĐGM Nhật Bản đề xướng soạn thảo.
Chuyển ngữ: Lm. Micae Nguyễn Xuân Vinh, Đặc trách UB THĐGMTG thuộc Gp. Naha.)

Nhìn lại những Đề tài ưu tiên của Giáo phận

 Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn giải trong Tông huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” số 11 như sau:
“Mỗi khi chúng ta cố gắng trở về nguồn và khôi phục lại sự tươi mới của Tin Mừng, những đại lộ mới sẽ xuất hiện, những con đường sáng tạo mới sẽ mở ra, với những hình thức biểu hiện khác nhau, những dấu chỉ và từ ngữ phong phú mang theo ý nghĩa mới cho thế giới hôm nay. Mọi hình thức loan báo Tin Mừng đích thực đều luôn luôn là “mới”.”

 Phúc âm: Chính là Tin mừng mà Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta qua tình yêu của Đức Kitô chịu tử nạn trên thập giá và phục sinh; nhờ ân sủng đó chúng ta luôn được đổi mới, sống trong niềm hoan lạc và không ngừng rao giảng cho muôn dân. Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta phải sống và rao giảng Tin mừng như thế nào tại giây phút hiện tại này đây.

 Nhân dịp mừng Lễ Bách chu niên thành lập Giáo phận Niigata vào năm 2012, Giáo phận chúng ta đã cải cách những Đề tài ưu tiên của mình và nó được tiếp nối thực hiện cho đến ngày nay. Nhưng gần đây, đặc biệt năm vừa qua, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xã hội đã có nhiều chuyển biến. Chúng ta cần nhìn lại những gì đã thực hiện được, đánh giá các hoạt động, và xem xét lại các đề tài. Theo đó, dựa trên nội dung chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của toàn thể anh chị em, Phương hướng Mục vụ Truyền giáo căn bản của Giáo phận Niigata sẽ được soạn thảo.

 

Bước I

22/3/2022

Gởi E-mail bản tổng kết chia sẻ ý kiến về THĐGMTG và “Nhìn lại các Đề tài ưu tiên” cho Văn phòng Giáo Phận.

Cuối tháng 4/2022

Soạn thảo bản tổng kết về THĐGMTG tại Hội nghị Mục vụ Truyền giáo

 

Bước II

3~4/2022

Phát thảo văn bản “Nhìn lại các Đề tài ưu tiên của Giáo phận”, và đóng góp ý kiến bình luận tại cuộc họp Linh mục, Hội nghị Mục vụ Truyền giáo. Hội thảo để soạn ra văn bản Hướng dẫn cho Phương hướng mục vụ truyền giáo.

7/2022

Soạn thảo bản văn Hướng dẫn cách thức thảo luận về Phương hướng Mục vụ Truyền giáo. Gởi văn bản “Nhìn lại các Đề tài ưu tiên của Giáo phận” cho các giáo xứ và hội dòng.

11/2022

Mỗi Giáo hạt, Giáo xứ, Tu viện trao đổi về Phương hướng Mục vụ Truyền giáo, rồi soạn thảo bản văn hồi đáp và gởi về Văn phòng Giáo phận.

 

Bước III

4/2023

Giáo phận tổng kết ý kiến dự trên bản văn hồi đáp. Hội nghị Mục vụ Truyền giáo sẽ soạn thảo văn bản hồi đáp hoàn chỉnh và gửi cho Đức Giám mục Giáo phận.

6/2023

Công bố Phương hướng Mục vụ Truyền giáo

 Hiện tại, chúng ta đang ở Bước I – Nhìn lại Những Đề tài ưu tiên của năm 2012 đã được thực hiện như thế nào rồi.

a. Vượt lên sự khác biệt về tuổi tác, quốc tịch và văn hoá để trở nên một “Giáo phận chung” chan chứa niềm vui và
  nhiệt huyết phục vụ.
b. Tại Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ cùng hiệp nhất nên một và trao đổi thông tin cho nhau để nhận ra vai trò của
  Giáo hội trong xã hội.
c. Tiếp tục nuôi dưỡng đức tin hướng tới hoàn thiện và trưởng thành là dấu chỉ của chứng tá Tin Mừng qua lời nói
  cũng như hành động trong xã hội đương thời.

 

 Qua 3 đề tài ưu tiên trên, xin mỗi Tu viện và Giáo xứ chia sẽ và trả lời các câu hỏi sau, rồi tổng kết gởi về Văn phòng Giáo phận cùng với bản văn hồi đáp về THĐGMTG.

 

  • Đối với 3 đề tài trên, Giáo xứ của anh chị em đã thực hiện như thế nào?
  • Qua việc thực thi đó, Cộng đoàn giáo xứ đã có những thay đổi gì?
  • Đã thực thi sứ vụ truyền giáo và có tác động đến xã hội địa phương ra sao?
  • Có tồn tại những tiêu điểm mà khó thực hiện không?
  • Trong 9 năm trở lại đây, có thách thức gì mới nảy sinh không?

 

Ngày 11 Tháng 11 Năm 2021 (PDF)